PHƯƠNG PHÁP
SỬ DỤNG CHUỖI TRÀNG HẠT NIỆM PHẬT
Chuỗi tràng hạt là pháp khí hoằng pháp thuận tiện nhất, cho nên các đại đức cao tăng từ xưa đến nay không có ai không giỏi dùng chuỗi tràng hạt (niệm châu). Trong kinh điển cũng đặc biệt nhấn mạnh, sử dụng chuỗi tràng hạt được làm bằng những chất liệu khác nhau, công đức lợi ích khi tụng niệm cũng có sự khác biệt. Ví dụ như, trong Phật thuyết giảo lượng sổ châu công đức kinh , đức Phật nói với đại chúng rằng:
“Các ngươi nay hãy nghe ta diễn thuyết, thụ trì niệm châu (chuỗi tràng hạt) so lường công đức được lợi ích khác nhau. Nếu như có người tụng niệm danh hiệu của chư Đà la ni và đức Phật, vì muốn lợi mình và giúp người, cầu mong mọi pháp chóng được thành tựu, hiệu nghiệm. Phương pháp niệm châu ấy cần phải như thế này và nên cố gắng thụ trì:
Nếu như người nào dùng sắt để làm niệm châu, lần tụng một lượt được phúc gấp 5 lần niệm không. Nếu như người nào dùng đồng đỏ để làm niệm châu, lần tụng một lượt được phúc gấp 10 lần niệm không. Nếu như người nào dùng trân châu, san hô để làm niệm châu, lần tụng một lượt được phúc gấp 100 lần niệm không.
Nếu ai dùng hạt cây tra làm niệm châu, lần tụng một lượt được phúc gấp 1000 lần niệm không. Nếu như người nào cầu vãng sinh cõi tịnh độ của chư Phật và thiên cung, nên thụ trì chuỗi niệm châu này. Nếu người nào dùng hạt sen làm niệm châu, lần tụng một lượt được phúc gấp vạn lần niệm không. Nếu ai dùng nhân-đà-la-khư-xoa làm niệm châu, lần tụng một lượt được phúc gấp nghìn vạn lần niệm không.
Nếu người nào dùng thủy tinh làm niệm châu, lần tụng một lượt được phúc gấp vạn vạn lần niệm không. Nếu người nào dùng hạt bồ đề làm niệm châu, hoặc dùng để lần niệm, hoặc chỉ cầm tay, lần tụng một lượt được phúc vô lượng, không sao tính kể và khó có thể so lường”.
Ngoài ra, trong Kiến lập đạo trng phát nguyện phẩm trong quyển hạ Nhiếp chân thực kinh, Thủ hộ kinh và Du già niệm châu kinh, đều cho rằng, công đức của chuỗi tràng hạt (niệm châu) làm bằng hạt bồ đề là thù thắng. Có người băn khoăn: “vì sao niệm châu làm bằng hạt bồ đề lại có công đức lớn như vậy?”. Trong Mạn Thù Thất Lợi chú tạng hiệu lượng sổ châu công đức kinh có ghi:
“Vì nhân duyên gì mà hôm nay ta chỉ khen ngợi những ai dùng chuỗi hạt bồ đề mới được lợi ích cao nhất”. Bồ Tát Mạn Thù Thất Lợi nói rằng: “Bởi vì vào thời quá khứ có đức Phật xuất thế, ngồi ở dưới gốc cây này thành Chính đẳng Chính giác. Bây giờ có một ngoại đạo tà kiến hay phỉ báng Tam bảo. Con trai của ngoại đạo ny bỗng bị phi nhân đánh chết. Ngoại đạo nghĩ: “ta nay mang tâm tà kiến, không biết chư phật có thần lực như nào, đến nay ngồi dưới gốc cây này thành Chính đẳng Chính giác.
ếu quả thực là cây thánh nhất định sẽ có cảm ứng”. Nghĩ xong, ông ta liền đặt đứa con đã chết nằm dưới gốc cây Bồ Đề, nói: “cây phật nếu như là cây thánh, nhất định con ta sẽ sống lại”. Trải qua 7 ngày tụng niệm danh hiệu Phật, người con của ông quả nhiên sống lại. Ngoại đạo vui mừng, ca ngợi:
“chư Phật có đại thần thông. Ta chưa từng thấy cây Phật thành đạo hiển hiện những việc hy hữu này. Quả thực uy đức rất lớn, khó có thể nghĩ bàn!”
Khi ấy, các ngoại đạo nghe được chuyện này, liền bỏ tà quy chính, phát tâm Bồ đề. Tin vào thần lực của Phật bất khả tư nghị. Do nhân duyên này, người đời đều gọi cây Bồ đề là cây Diên mạng. Từ đó, cây Bồ đề liền có 2 tên: cây Bồ đề và cây Diên mạng.
Bất luận nói như thế nào, chọn một chuỗi tràng hạt bằng hạt bồ đề, niệm tụng một vài kinh văn, chú ngữ hoặc thánh hiệu của đức Phật, Bồ Tát ở trong tâm hay trong miệng, có thể xua đuổi phiền não, tiêu trừ báo chướng, tăng thêm trí tuệ, lợi mình giúp người, còn có lợi ích lớn đối với việc trợ giúp sự tu hành của chúng ta.
Chuỗi tràng hạt chia thành 3 loại, đó là chuỗi tràng hạt cầm tay, chuỗi tràng hạt đeo tay và chuỗi tràng ht quàng cổ. Thờng khi niệm Phật, phần lớn dùng chuỗi tràng hạt cầm tay. Tư thế cầm chuỗi tràng hạt cũng có thể chia làm 2 loại: Cầm chuỗi tràng hạt một tay và cầm hai tay. Cầm một tay phần lớn dùng khi đi, đứng. Cầm hai tay là tư thế thường dùng khi ngồi.
Phương pháp cầm hai tay: phương pháp này là đặt chuỗi tràng hạt ở giữa hai tay, hình trạng giao nhau, đặt hạt cái ở một bên, lần niệm một vòng quay về nơi bắt đầu là xong. Kỳ thực, theo ghi chép trong Phật tượng đồ giám , các cao tăng đại đức từ xưa đến nay, tư thế tay cầm chuỗi tràng hạt không cố định, có thể cầm bằng tay trái, tay phải, một tay, hai tay, nâng cao, hạ thấp, ngang ngực, ngang đầu gối. Động tác nào cũng có, chỉ là cầu “phương tiện” mà thôi, cho nên chúng ta cũng không t phải gượng cầu phương pháp trì châu.
Trong quá trình cầm chuỗi tràng hạt, thường mọi người gặp phải vấn đề có được vượt qua “Phật đầu” (hạt cái) hay không. Bởi vì, trong kinh điểm có ghi chép rằng:
Hạt châu biểu thị thắng quả của Bồ Tát, dứt hẳn các phiền não.
Dây xâu biểu thị Quán Âm, hạt cái biểu thị cho Vô Lượng Thọ.
Do đó, mới có câu như vậy. Tôi nghĩ, giá như người niệm tụng, chỉ đơn thuần dùng chuỗi tràng hạt làm công cụ tính đếm, không cần phải đem hạt cái và hạt cách tính vào trong, khi niệm tụng nhẹ nhàng lần qua là được. Nếu như người niệm tụng, ngoài dùng chuỗi tràng hạt làm công cụ tính tiến, ghi số, còn hy vọng thông qua đó có thể ngộ càng nhiều Phật lý. Khi tay lần đến cách châu, có thể dùng Tam bảo “Phật, Pháp, Tăng” hoặc Tam học “giới, định, tuệ” để quán tưởng. Khi tay lần đến hạt cái, có thể quán tưởng tướng quang minh của Phật, đồng thời lại lần ngược lại chiều kim đồng hồ.
Nếu như dây xâu chuỗi tràng hạt bị đứt, nên xử lý như nào?
Khi dây xâu chuỗi tràng hạt bị đứt, rất nhiều người nhầm lẫn cho rằng, là điềm báo không tốt. Kỳ thực, đây là kiến giải sai lầm. Chúng ta nên biết rằng, bất cứ vật phẩm nào, sử dụng lâu ngày, đều tránh khỏi mài mòn và đứt vỡ. Cho nên, khi dây xâu chuỗi tràng hạt bị đứt, không phải là chuyện lạ. Cuộc đời vốn dĩ đầy những hiện tượng “vô thường”, con người không tránh khỏi sinh, lão, bệnh, tử, vạn vật có tồn tại ắt có mất đi, có bắt đầu phải có kết thúc. Do đó, dây xâu chuỗi tràng hạt bị đứt, chỉ cần đổi một cái dây mới là có thể tiếp tục sử dụng.
Trì châu ngoài có tác dụng niệm tụng, tính đếm khi cầm trong tay, còn có thể đeo ở cổ làm qua châu, hoặc quấn ở bắp tay để mang đến tác dụng của bội châu. Nhng điều này đều có hàm nghĩa thâm sâu.
Nhị thủ trì châu đương tâm thượng, tĩnh lự ly niệm tâm chuyên chú.
Bản tôn Du già tâm nhất cảnh, giai đắc thành tự lý sự pháp.
Thiết an đỉnh kế hoặc qua thân, hoặc an cảnh thượng cập an tý.
Sở thuyết ngôn luận thành niệm tụng, dĩ thử niệm tụng tịnh Tam nghiệp.
Do an đỉnh kế tịnh Vô gián, do đới cảnh thượng tịnh tứ trọng.
Thủ trù tý thượng trừ chúng tội, năng kim hành nhân tốc thanh tịnh.
Nhược tu chân ngôn Đà la ni, niệm chư Nhu Lai Bồ Tát danh.
Đương hoạch vô lượng thắng công đức, sở cầu thắng nguyện giai thành tựu.
Dịch là:
(Hai tay cầm chuỗi tràng hạt để trên tim, tĩnh lo, lìa niệm, tâm chuyên chú.
Bản tn Du già tâm nhất cảnh, đều được thành tự lý sự pháp.
Dù đặt trên đầu hoặc đeo mình, hoặc đeo ở cổ, hoặc cánh tay.
Nói năng, bàn bạc thành niệm tụng, bởi niệm tụng như vậy nên Tam nghiệp thanh tịnh.
Đặt lên đỉnh cầu, sạch tội Vô gián, đeo trên cổ, sạch tội tứ trọng.
Cầm tay, quấn ở cánh tay, trừ bỏ mọi tội, có thể khiến cho người tu hành nhanh chóng thanh tịnh.
Nếu tu chân ngôn, Đà la ni, niệm danh hiệu Như Lai, Bồ Tát.
Sẽ được vô lượng thắng công đức, cầu bất cứ thắng nguyên nào đều thành tựu).
Thêm nữa, phương pháp tu của Tam bộ (Thai tạng giới). Ngũ bộ (Kim cương giới) trong Mật giáo không giống nhau. Do đó, đối với chuỗi tràng hạt cũng có yêu cầu đặc biệt, so với chuỗi tràng hạt bình thường sử dụng có những điểm không giống nhau. Theo ghi chép trong Tô tất địa yết la kinh : “Bộ Phật dùng chuỗi tràng hạt bồ đề, bộ Quán Âm dùng chuỗi tràng hạt bằng hạt sen, bộ Kim cương dùng chuỗi tràng hạt gia la xoa”. Còn theo ghi chép trong Thủ hộ kinh và Du già niệm châu kinh : ” Bộ Phật dùng chuỗi tràng hạt bồ đề, bộ Kim cương dùng chuỗi tràng hạt bằng kim cương, bộ Bảo dùng chuỗi tràng hạt bằng vàng, bộ Liên hoa dùng chuỗi tràng hạt bằng hạt sen, bộ Yết ma dùng chuỗi tràng hạt bằng các nguyên liệu hỗn hợp”. Trong Mật giáo tập yếu do một Cư sỹ viết rằng: “Tu pháp Tăng ích dùng chuỗi tràng hạt làm bằng hổ phách, tu pháp Tức tai dùng chuỗi tràng hạt làm bằng thủy tinh, tu pháp Kính ái và pháp Trường thọ dùng chuỗi tràng hạt làm bằng san hô, tu pháp Điều phục dùng chuỗi tràng hạt làm bằng xương đầu người, tu pháp Quán Âm dùng chuỗi tràng hạt bằng hạt bồ đề, tu pháp Nhất thiết đều dùng chuỗi tràng hạt làm bằng hạt bồ đề phượng nhãn”.
Ngoài ra, kinh điển Mật giáo đối với phương pháp chỉ dạy lần niệm chuỗi tràng hạt cũng có quy định tường tận. Về Ngũ bộ, trong Nhiếp chân thực kinh ghi chép rằng: Bộ Phật dùng ngón cái và ngón trỏ của tay phải để lần chuỗi tràng hạt, bộ Kim cương dùng ngón tay cái và ngón giữa của tay phải, bộ Bảo dùng ngón cái và ngón áp út của tay phải, bộ Liên hoa dùng ngón cái và ngón út của tay phải, bộ Yết ma dùng cả 5 ngón của tay phải để lần niệm. Về Tam bộ, trong Tô tất địa kinh có ghi chép: Bộ Phật dùng ngón cái và đầu ngón áp út của tay phải bấm vào nhau, ngón giữa và ngón út thẳng, ngón trỏ hơi co và áp sát vào đốt giữa của ngón giữa để lần niệm; Bộ Liên hoa dùng đầu ngón cái và ngón giữa bấm vào nhau, 3 ngón còn lại duỗi thẳng lần niệm. Bộ Kim cương dùng đầu ngón cái và ngón trỏ bấm vào nhau, 3 ngón còn lại duỗi thẳng lần niệm.
Theo Đ.Đ Thích Minh Nghiêm
KỆ CHÚ - KHAI CHUỖI KHI NIỆM PHẬT
Hành giả khi Niệm Phật muốn đạt đến cảnh giới Nhất Tâm Bất Loạn, thì phải theo Phương thức sau đây: Lúc mới tập Niệm, phải dùng Xâu Chuỗi Tràng hoặc Chuỗi tay lên Phật điện, tay vừa cầm Xâu Chuỗi, vừa đọc:
I. Kệ Chú Khai Chuỗi:
Thủ trì nhứt bá bác (Bồ đề nhất bá bác)
Diết tội đẳng hà sa
Viễn ly tam đồ khổ
Xuất sắc biến liên hoa (Xích sắc biến liên hoa).
Việt Dịch:
Bồ đề một trăm tám
Dứt cả tội hằng sa
Lìa khỏi ba đường khổ
Bỏ xác thấy đài hoa.
Nghĩa:
Tay cầm trăm tám Bồ Đề
Tiêu mòn các tội đặng về Tây Phương
Khỏi nơi khốn khổ ba đường.
Thoát ra liền thấy chán trường liên hoa.
Om, Vairocana Mara Svaha. (21 lần)
Ðọc theo âm Việt-ngữ:
Om, Vai Rô Ca Na, Ma Ra, Sô ha.
II. Kệ Niệm Phật:
Ái hà thiên xích lãng
Khổ hải vạn trùng ba
Dục thoát luân đồi khổ
Tảo cấp niệm Di Đà.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Đại Nguyện Đại Lực Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật (108 lần)
Nam mô A Mi Đà Phật (200 lần hoặc từ 1 đến 10 Chuỗi)
Việt Dịch:
Sóng ái bủa muôn trùng
Biển khổ sâu ngàn trượng
Mau gấp niệm Di Đà
Thẳng qua miền Cực Lạc
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Đại Nguyện Đại Lực Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật (108 lần)
Nam mô A Mi Đà Phật (200 lần hoặc từ 1 đến 10 Chuỗi)
Nghĩa:
Ái hà ngàn thước nước lao xao
Trôi chìm biển khổ, sóng nhồi thảm ôi
Muốn cho khỏi kiếp luân hồi
Phải mau sớm niệm, Nam mô Di Đà.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Đại Nguyện Đại Lực Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật (108 lần)
Nam mô A Mi Đà Phật (200 lần hoặc từ 1 đến 10 Chuỗi)
(Niệm và lần Chuỗi, mỗi câu Danh Hiệu là 1 hạt Chuỗi, tuỳ ý Niệm thời gian bao lâu cũng đặng).
III. Kệ Chú Thâu Chuỗi:
Khi muốn ngưng Niệm để sinh hoạt việc khác, thì Niệm:
*Bài 1:
Nguyện Phật bồ đề khai viên mãn
Nhứt thời thành số tội tiêu ma
Bồ Tát chứng minh thâu công cứ
Nguyện độ chúng sanh ngộ Thích Ca.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
*Bài 2:
Bồ đề nở vẹn tròn.
Niệm Phật tội tiêu mò
Thế Tôn thâu công cứ
Bốn tám nguyện độ tròn.
Án, Bát-di-đà-lị Hồng (3 ln – 7 lần)