Kinh điển

KINH CÔNG ĐỨC TẮM PHẬT

0 Comments 24 May 2019

Phat Dan Sanh

Đại Tạng Kinh -Tập 16 – No.698

KINH CÔNG ĐỨC TẮM PHẬT

Hán dịch: Đại Đường Sa Môn THÍCH NGHĨA TỊNH

Việt dịch: HUYỀN THANH

Như vậy tôi nghe: Một thời Đức Bạc Già Phạm  (Bhagavaṃ: Thế Tôn) ngự trên đỉnh núi Thứu  Phong (Gṛdhra-kuṭa) tại thành Vương Xá (Rāja-gṛha) cùng với chúng Đại Bật Sô (Mahatā-bhikṣu-saṃgha) gồm 1250 người đến dự. Lại có vô lượng vô biên chúng Đại Bồ Tát, 8 Bộ Trời Rồng thảy đều vân tập.

- Bấy giờ, Thanh Tịnh  Tuệ  Bồ Tát  ngồi ngay trong Chúng, vì xót thương, lo lắng cho các hữu tình nên tác suy nghĩ này: “Chư Phật Như Lai dùng Nhân Duyên nào được Thân thanh tịnh, đầy đủ Tướng tốt?

Lại tác niệm này: “Các loài chúng sinh được gặp Đức Như Lai, gần gũi cúng dường đã được Phước Báo vô lượng vô biên. Chưa biết sau khi Đức Như Lai Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa: nhập vào Niết Bàn) thì hết thảy chúng sinh làm cúng dường nào, tu Công Đức nào, khiến cho căn lành kia mau hay rốt ráo Vô Thượng  Bồ Đề (Agra- bodhi)?”

Tác niệm này xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, đảnh lễ bàn chân của Đức Phật, quỳ thẳng lưng, chắp tay bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con muốn thỉnh hỏi. Nguyện xin rũ thương nghe hứa!…

Đức Phật nói: “Này Thiện Nam Tử! Tùy theo điều ông hỏi, Ta sẽ vì ông nói”.

- Khi ấy, Thanh Tịnh Tuệ Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Chư Phật Như Lai Ứng Chính  Đẳng Giác dùng Nhân Duyên nào được Thân thanh tịnh, đầy đủ Tướng tốt? Lại các chúng sinh được gặp Đức Như Lai, gần gũi cúng dường đã được Phước Báo vô lượng vô biên. Chưa xét kỹ sau khi Đức Như Lai Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa: nhập vào Niết Bàn) thì hết thảy chúng sinh làm cúng dường nào, tu Công Đức nào, khiến cho căn lành kia mau hay rốt ráo Vô Thượng  Bồ Đề?”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Thanh Tịnh Tuệ Bồ Tát rằng: “Lành thay! Lành thay! Ông hay vì chúng sinh vị lai kia, phát câu hỏi như vậy. Nay ông hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ! Như Thuyết tu hành! Ta sẽ vì ông phân biệt, giải nói”.

Thanh Tịnh Tuệ Bồ Tát nói: “Dạ vâng! Bạch Đức Thế Tôn! Con vui nguyện muốn nghe”.

Đức Phật bảo Thanh Tịnh Tuệ Bồ Tát rằng: “Này Thiện Nam Tử! Nên biết Bố Thí  (Dāna),  Trì Giới  (Śīla),  Nhẫn  Nhục  (Kṣānti),  Tinh  Tiến  (Vīrya),  Tĩnh  Lự (Dhyāna), Trí Tuệ (Prajñā), Từ (Maitra), Bi (Kāruṇa), Hỷ (Muditā) Xả (Upekṣa), Giải Thoát  (Vimukti), Giải Thoát  Tri Kiến (Vimukti-jñāna-darśana), Lực (Bala), Vô Sở Úy (Vaiśāradya), Tất  cả Phật  Pháp  (Sarva-buddha-dharma), Nhất  Thiết  Chủng  Trí (Sarvathā-jñāna), Thiện (Kuśala)… thanh tịnh, cho nên Như Lai thanh tịnh”.

Nếu đối với chư Phật Như Lai như vậy dùng Tâm thanh tịnh, mọi loại cúng dường, hương, hoa, Anh Lạc, phan, lọng, Phu  Cụ  (tên gọi khác của áo Cà Sa) bày ngay trước mặt Đức Phật, mõi loại nghiêm sức, nước hương thượng diệu, tắm gội Tôn Nghi (Nghi dung tôn quý, tức thân thể của Đức Phật), đốt hương xông khắp, vận Tâm Pháp Giới. Lại đem thức ăn uống, trống, nhạc, đàn, ca, khen vịnh Công Đức chẳng chung cùng (bất cộng công đức) của Như Lai, phát Nguyện thù thắng, hồi hướng biển Nhất Thiết Trí vô thượng thì được sinh ra Công Đức vô lượng vô biên, cho đến bồ Đề (Bodhi) tờng khiến cho mối tiếp nhau. Tại sao thế? Vì Phước Trí của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, vô số không có gì ngang bằng

Này Thiện Nam Tử! Chư Phật Thế Tôn có đủ 3 Thân  là Pháp  Thân  (Dharma- kāya), Thọ Dụng Thân  (Saṃbhoga-kāya), Hóa Thân  (Nirmāṇa-kāya). Sau khi Ta vào Niết Bàn, nếu muốn cúng dường 3 Thân  này thì nên cúng dường Xá Lợi  (Śarīra), Song, có 2 loại: một là Xá Lợi của thân xương, hai là Xá Lợi của Pháp Tụng.

Liền nói Tụng (Gāthā) là:

“Các Pháp từ Duyên khởi

Như Lai nói là Nhân

Nhân Duyên Pháp  ấy hết

Là Đại Sa Môn nói”

Nếu người nam, người nữ, Bật Sô, 5 Chúng nên làm tượng Phật, Nếu không có sức thì bậc thấp đến như lúa mạch, làm hình Tốt Đổ Ba (Stūpa: cái tháp) khoảng như quả táo, cột tháp như cây kim, lọng như mảnh trấu, Xá Lợi như hạt cải. Hoặc chép Pháp  Tụng  (Kệ Tụng của Chánh Pháp) an trí trong ấy.

Như trân kỳ (vật phẩm châu báu kỳ dị) bên trên mà làm cúng dường. Tùy theo khả năng của mình, chí thành ân trọng thời như thân hiện tại của Ta, ngang bằng không có khác.

Này Thiện Nam Tử! Nếu có chúng sinh hay làm cúng dường  thù thắng như vậy sẽ thành tựu 15 Công Đức thù thắng để tự trang nghiêm.

1. Có Tàm Quý (Hrī-apatrāpya: biết hổ thẹn và ghê sợ lỗi lầm của mình)

2. Phát Tâm tin tưởng trong sạch

3.Tâm ấy chân chất ngay thẳng

4. Gần gũi bạn thiện lành

5. Nhập vào Vô Lậu Tuệ

6. Thường thấy chư Phật

7. Luôn trì giữ Chính Pháp

8. Hay như Thuyết  tu hành

9. Tùy theo Ý sẽ sinh vào cõi nước thanh tịnh của Phật

10. Nếu sinh trong loài người thì sinh vào dòng tộc tôn quý rộng lớn, được người kính trọng, sinh Tâm vui vẻ

11. Sinh trong loài người thì tự nhiên niệm Phật

12. Các chúng Ma Quân (Māra-sena) chẳng thể gây tổn não

13. Hay ở Mạt Thế hộ trì Chính Pháp

14. Được chư Phật ở 10 phương gia hộ

15. Mau được thành tựu 5 Phần  Pháp  Thân  (Giới Thân, Định Thân, Tuệ Thân, Giải Thoát Thân, Giải Thoát Tri Kiến Thân).

- Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nói Tụng là:

“Khi Ta vào Niết Bàn

Hay cúng dường Xá Lợi

Hoặc làm Tốt Đổ Ba (Stūpa)

Cùng với tượng Như Lai

Ở nơi Tượng, Tháp ấy

Lau, tô Mạn Trà La (Maṇḍala: Đàn)

Đem mọi loại hương hoa

Rải bày ở trên ấy

Dùng nước hương tịnh diệu

Rưới tắm ở thân Tượng

Thức ăn uống thượng  vị

Cầm hết, đem cúng dường

Khen Đức (Guṇa) của Như Lai

Vô lượng khó nghĩ bàn

Trí phương tiện, Thần Thông

Mau đến ở bờ kia

Đắc được thân Kim Cương

Đủ ba mươi hai (32) Tướng”.

- Bấy giờ, Thanh Tịnh Tuệ Bồ Tát nghe Tụng  này xong, liền bạch Phật rằng: “Chúng sinh đời vị lai tắm Phật  như thế nào?

Đức Phật bảo Thanh Tịnh Tuệ Bồ Tát rằng: “Các ngươi nên đối với Như Lai khởi Tâm chính niệm, đừng dính mắc 2 bên, mê mờ nơi Không,  Hữu.  Đối với các Thiện Phẩm  khát ngưỡng không có chán, 3 Môn Giải Thoát  (Triṇī vimokṣa-mukhāni: gồm có Không Môn, Vô Tướng Môn, Vô Nguyện Môn), khéo tu Trí Tuệ, thường cầu Xuất Ly (Naiṣkramya: lìa Mê Giới, ra khỏi khổ sinh tử luân hồi), đừng trụ sinh tử. Đối với các chúng sinh thì khởi Đại Từ Bi, nguyện mau được thành 3 loại Thân.

Này Thiện Nam Tử! Ta đã vì ông nói 4 Chân  Đế, 12 Duyên Sinh, 6 Ba La Mật. Nay lại vì ông với các quốc vương, vương tử, đại thần, hậu cung, phi hậu, Trời, Rồng, người, Quỷ… nói Pháp tắm  tượng,  trong các cúng dường là tối vi đệ nhất, hơn hẳn việc đem hằng hà sa đẳng 7 báu bố thí

Khi muốn tắm tượng thời nên đem nhóm Ngưu Đầu, Chiên Đàn, Bạch Đàn, Tử Đàn, Trầm Thủy, Huân  Lục, Uất Kim Hương,  Long Não Hương,  Linh Lăng, Hoắc Hương  chà mài trên đá sạch làm bùn hương, dùng làm nước hương, để trong vật khí sạch ở nơi thanh tịnh. Dùng đất tốt làm Đàn, hoặc vuông hoặc tròn, tùy thời lớn nhỏ. Bên trên để cái sàn tắm, bên trong an tượng Phật, rướt rót dùng nước nóng thơm tắm rửa tinh khiết, lại tưới nước trong. Nước được dùng, đều nên lọc cho sạch, đừng khiến tổn hại loài trùng. Nước tắm tượng  ấy dùng 2 ngón tay lọc lấy, an ngay trên đỉnh đầu của mình, gọi là nước Cát  Tường,  rưới rót ở đất sạch, đừng khiến cho bàn chân đạp lên, dùng cái khăn mềm mịn lau chùi Tượng sạch sẽ, đốt các hương nổi tiếng tỏa hơi thơm phức vòng khắp, rồi an trí (Tượng) ở chỗ cũ.

Này Thiện Nam Tử! Do làm như vậy, tắm tượng Phật cho nên hay khiến cho các ông, người, Trời, Đại Chúng hiện thọ nhận sự giàu có, vui sướng, không có bệnh, kéo dài tuổi thọ. Các điều đả nguyện cầu thì không có gì chẳng vừa Ý. Thân hữu, quyến thuộc thảy đều an ổn, vĩnh viễn lìa khỏi 8 nạn, vĩnh viễn ra khỏi nguồn khổ, chẳng thọ nhận thân nữ, mau thành Chính Giác.

Đã an trí xong, lại đốt các hương, thân đối trước Tượng, chân thành chắp tay rồi nói Tán là:

Nay con rưới tắm các Như Lai

Nhóm Công Đức trang nghiêm Tịnh Trí (Trí trong sạch)

Nguyện loài Chúng sinh năm Trược kia

Chứng Thân Tịnh Pháp  (Pháp thanh tịnh) của Như Lai

ơng Giới (Śīla), Đnh (Samādhi), Tuệ (Prajñā), Giải thoát (Vimukti), Giải thoát Tri Kiến (Vimukti-jñāna-darśana).

Khắp mười phương cõi, đều thơm phức

Nguyện khói hương này cũng như vậy

Vô lượng vô biên làm việc Phật

Cũng nguyện ngưng vòng khổ ba đường (Địa Ngục, Quỷ đói, súc sinh)

Khiến trừ nóng bức được trong mát

Đều phát Tâm Vô Thượng  Bồ Đế

Ra khỏi sông Ái lên bờ kia”.

- Đức Phật nói Kinh xong. Lúc đó, trong Chúng có vô lượng vô biên Bồ Tát được Vô Cấu  Tam Muội, vô lượng chư Thiên được Bất Thoái  Trí, các chúng Thanh Văn nguyện cầu Phật Quả, tám vạn bốn ngàn Chúng đều phát Tâm A Nậu  Đa La  Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

- Bấy giờ, Thanh Tịnh Tuệ Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! May mắn được Đại Sư thương xót chúng con, dạy bảo Pháp tắm tượng. Nay con khuyến hóa quốc vương, đại thần, tất cả người có Tâm tin tưởng ưa thích Công Đức….ở trong ngày ngày tắm gội Tôn Nghi, được lợi ích lớn, thường đỉnh lễ thọ trì , vui vẻ phụng hành”.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

KINH CÔNG ĐỨC TẮM PHẬT

Le Tam Phat 02

HẾT


 

 

Share your view

Post a comment

© 2017 Đại bi. Powered by Wordpress.

Wordpress themes by WooThemes - Premium Wordpress Themes