SỔ CHÂU CÔNG ĐỨC PHÁP
CHUỖI TRÀNG HẠT BỒ ĐỀ TRONG PHẬT GIÁO
Trong Phật giáo chuỗi hạt đóng góp một vai trò rất quan trọng, Chuỗi còn là tín vật cho việc truyền thừa, kỷ vật. Vì vậy chuỗi tràng trong Phật Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hành ra còn là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức của các bậc tu hành. Nhận thấy hạt Bồ Đề có giá trị tâm linh cao, nhiều người coi chuỗi hạt là đồ trang sức hay cái gì đó của Phật giáo, nhưng đối vi những người tu luyện thì đó là một pháp khí không thể nghĩ bàn chứ không phải một món trang sức tầm thường.
KHÁI NIỆM VỀ CÂY BỒ ĐỀ
Cây Bồ-đề (Ficus religiosa), là một loài cây thuộc chi đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam. Nó là một loài cây rụng lá về mùa khô hoặc thường xanh bán mùa, cao tới 30m và đường kính thân tới 3m. Lá của chúng có hình tim với phần chóp kéo dài đặc biệt; các lá dài 10 – 17 cm và rộng 8 – 12 cm, với cuống lá dài 6 – 10cm. Quả của cây bồ đề là loại quả nhỏ giống quả vả đường kính 1 – 1,5 cm có màu xanh lục điểm tía.
CÂY BỒ ĐỀ TRONG TÔN GIÁO
Cây Bồ-đề được gọi trong một số ngôn ngữ khác là cây Bo, Pipul hay Aśvattha, Assattha (tiếng Pali). Từ Aśvattha là tiếng Phạn; Śvaḥ có nghĩa là “ngày mai“, a chỉ sự phủ nhận, và tha có nghĩa là “người hay vật dừng lại hay tồn tại”. Nhà triết học nổi danh thuộc hệ phái Advaitavedānta (Bất nhị phệ-đà) là Śaṅkara diễn giải tên gọi này là “Người hay vật không thể tồn tại giống như thế vào ngày mai“, cũng giống như toàn thể vũ trụ.
Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi những người theo Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, vì Bồ-đề có nghĩa là Giác ngộ.
Hiện tại người ta có thể chiêm ngưỡng một cây Bồ-đề rất lớn tại chùa Đại Bồ-đề (Mahābodhi) tại Bồ-đề đạo trường (Bodhgayā), khoảng 96 km (60 dặm từ Patna thuộc bang Bihar) của Ấn Độ. Đây là con của cây Bồ-đề mà ngày xưa Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngồi thiền định 49 ngày sau khi thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác. Cây này là điểm dừng chân của những người hành hương, là tụ điểm quan trọng nhất trong bốn khu vực thiêng liêng đối với những người theo đạo Phật.
Cây Bồ-đề thời Phật thành Đạo đã bị vua Bengal là Śaṣaṅka phá hủy hồi thế kỉ thứ 7. Cây con được trồng kế nó cũng bị bão thổi trốc gốc năm 1876. Cây con ngày nay được lấy từ một nhánh của cây Bồ-đề gốc được vua A-dục tặng vua Tích Lan vào khoảng 288 TCN. Nó mang tên Śrī Mahā “điềm lành và to lớn”. Ngày nay, tại cố đô Anurādhapura của Tích Lan (Sri Lanka), cây Bồ-đề đó vẫn còn xanh tốt và thời điểm trồng này làm cho nó trở thành cây già nhất trong số các thực vật có hoa có thể kiểm chứng được tuổi.
Có một điều mà các Phật tử tại VN rất hay nhầm có lẽ vì do nhiều người bán thiếu hiểu biết đã nói sai , có người nói rằng hạt kim cang là hạt bồ đề ấn độ, hay “hạt bồ đề kim cang” nhưng thực sự cây bồ đề và cây kim cang khác hẳn nhau và không cùng họ cũng không liên quan gì đến nhau hết.
Nguồn: bodhi.vn
Lượng Thiên Xích. St
VÌ SAO CHUỖI TRÀNG CÓ 108 HẠT?
Bảo Tịnh
Chuỗi tràng trong Phật Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hành ra còn là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức của các bậc tu hành.
Phật giáo nhìn vào vũ trụ nhân sinh, không phải là duy vật, không phải duy tâm, cũng không phải là duy thần. Mà Phật giáo nhìn vào sự hình thành của con người ở ba trạng thái kết hợp nhau là tâm, sinh và vật lý. Hay nói bng danh từ Phật học là sự duyên hợp của ngũ uẩn, tứ đại; hoặc căn, trần và thức. Căn là nói về sinh lý, trần là vật lý, và thức là tâm lý. Căn, trần và thức tụ hội nhau để tồn tại. Nếu lìa một chỉ còn hai thì thế giới sẽ không tồn tại.
Vậy căn, trần, thức là gì?
Căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Từ nơi sáu căn tiếp xúc sáu trần sanh ra sáu thức. Thức tạo tác vọng động, tạo nghiệp hoặc thiện hoặc ác để trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.
Ví dụ như mắt nhìn thấy sắc đẹp của một ngưi liền khởi tâm say đắm, từ nơi đắm mê sắc đẹp mà tạo nên hành nghiệp. Cho đến tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi thơm, thân chạm xúc những chỗ trơn láng mềm mại, ý suy nghĩ ghét, thương, hận, thù…
Lục căn là công cụ sai khiến của lục thức để tạo tác hành nghiệp thiện hoặc ác. Từ nơi hành nghiệp tích tụ chứa nhóm mang đi trong sáu nẻo luân hồi, từ quá khứ đến hiện tại, và, sẽ tiếp diễn trong tương lai; để chịu khổ trong vòng luân hồi.
Quá khứ do sáu căn không thanh tịnh, chạy theo trần cảnh khởi lên đắm trước tạo nghiệp: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Và trong đời vị lai ta lại cũng theo con đường cũ tạo nghiệp sanh tử tham, sân,… này mà đi.
Từ nơi mắt thấy sắc tạo nên sáu món căn bản phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến; cho đến mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, mỗi căn đều tạo nên sáu phiền não căn bản giống nhau: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Mỗi căn chúng ta có sáu thứ căn bản phiền não, và; như vậy, sáu giác quan đã tạo nên 36 thứ phiền não trong đời sống thường ngày.
Do đó, cuộc đời của chúng ta liên tục nối tiếp trong ba đời từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Như vậy, trong ba đời ta đã tạo thành 108 thứ phiền não để làm hành trang trong đoạn đường sanh tử không cùng tận.
Cho nên, bây giờ chúng ta lần tràng hạt 108 lần trong khi niệm Phật, là quyết tâm đoạn trừ 108 món phiền não mà mình đã tạo trong ba đi. Đoạn trừ 108 món phiền não cũng có nghĩa là làm cho sáu căn thanh tịnh.
Sáu căn từ trước đến nay chạy theo sáu trần, khởi lên sáu món phiền não căn bản: tham, sân, si,….bây giờ ta lần tràng hạt niệm Phật, là ngăn cản không cho sáu căn vọng động chạy theo cảnh trần, và, giúp cho sáu căn quay về với tự tánh.
Sáu căn cảm nhận sáu trần sanh ra sáu thức, thức vọng động tạo nghiệp luân lưu trong vòng sống chết. Lần tràng niệm Phật là không cho căn nhiễm với trần; căn không nhiễm trần tức căn thanh tịnh, căn đã tịnh thì nghiệp không còn, nghiệp đã dứt sanh tử đoạn diệt.
Ấy gọi là giải thoát, hoặc vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Theo Phật sử, Vua Ấn Độ Tỳ Lưu Ly thỉnh Đức Phật Thích Ca dạy cho pháp môn diệc trừ phiền não, Phật dạy nhà vua dùng hạt một loại cây gọi là “Vô Hoạn Tử” hay còn gọi là “Bồ Đề Tử” xâu thành chuỗi để niệm danh hiệu Phật thì sẽ tiêu trừ mọi phiền não.
Trong Kinh Phật dạy: “Nếu như muốn tiêu trừ các phiền não chướng, nên xâu chuỗi 108, luôn đem theo bên mình, hoặc đi đứng nằm ngồi, lần chuỗi niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, lần chuỗi trì niệm danh hiệu Phật càng nhiều càng tốt. Nếu như mãn 20 vạn biến thì có thể đạt đến Thân Tâm Bất Loạn”.
Chuỗi còn là tín vật cho việc truyền thừa, kỷ vật. Vì vậy chuỗi tràng trong Pht Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hnh ra còn là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức của các bậc tu hành.
Chuỗi tràng Phật Giáo có bao nhiêu hạt được quy định rõ ràng và số lượng của hạt chuỗi đều mang một hàm ý nhất định. Chuỗi đại tràng có 108 hạt số liệu tượng trưng cho sự niệm tụng để dứt trừ 108 loại Phiền não.
Chuỗi trung tràng có 54 hạt biểu thị hành giả Phật Giáo tu trì phải tuân thủ các pháp Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Tín, Thập Hồi Hướng và bốn Pháp Thiện Căn.
Chuỗi tiểu tràng gồm có 27 hạt tượng trưng cho mười tm Pháp Học Nhân và chín Pháp Vô Học.
Chuỗi 21 hạt hàm ý Ngũ căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Ngũ Trí Phật. chuỗi 18 hạt tượng trưng cho Bát Chánh Đạo và Thập Hiệu Phật, còn tượng trưng cho 18 vị A La Hán. Chuỗi 16 hạt tượng trưng cho Thập Địa và Lục Ba La Mật. Chuỗi 14 hạt tượng trưng cho mười bốn Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Chuỗi 12 hạt tượng trưng cho mười hai Nhân Duyên. Chuỗi 9 hạt tượng trưng cho Cửu Phẩm Liên Hoa. Ngoài ra còn chuỗi 1080 hạt, 42 hạt và chuỗi Mật Tông có chỗ dùng 110 hạt.
Chuỗi được dùng rất nhiều chất liệu để làm, thường thấy nhất như chuỗi kết bằng hạt Bồ Đề, hạt Kim Cang, ngoài chuỗi hạt còn được dùng chất liệu là thất bảo để làm. Như Vàng, Ngọc, Lưu Ly, San Hô, Hổ Phách..v.v… những chuỗi tràng được làm bằng chất liệu quý thường là do các thí chủ học hạnh bố thí của Bồ Tát Vô Tận Ý mà phát tâm cúng dường cho tượng Phật hoặc các bậc Trưởng Lão Đạo cao Đức trọng trong Phật Giáo./.
(Bài viết có sử dụng tài liệu của Thầy Thích Phước Nhơn)
* * *
Xâu chuỗi trong nhà phật đeo để hộ thân. tác dụng của chuỗi hạt được trì niệm có công năng rắt lớn. Phật dạy mỗi ngày xưng danh hiệu phật lần qua chuỗi hạt, thường đem theo mình (đeo tay hoặc đeo cổ) vô lượng công đức, trừ tà, trừ các nạn chướng, tiêu trừ tội trọng, cầu pháp chóng thành.
Đối với những người sơ cơ, nhiều nghiệp chướng, tâm chưa thuần nhất, còn đầy vọng tưởng tạp loạn, thì việc dùng tràng hạt khi niệm Phật để dễ định tâm hơn. Hơn nữa, người tu tịnh nghiệp, thì tam nghiệp (thân, khẩu, ý) cần phải giữ thanh tịnh.
Tay lần chuỗi thuộc về thân nghiệp, miệng niệm Phật thuộc về khẩu nghiệp, ý chuyn chú vào câu hiệu Phật không rời ra, thuộc về ý nghiệp.
Kinh Phật dạy: “Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”, nghĩa là ba nghiệp đều thanh tịnh thì cùng Phật vãng sinh về Tây phương cực lạc. Như vậy, tay lần chuỗi cũng là mục đích để ghi nhớ mỗi một hạt chuỗi là niệm một câu hiệu Phật, đồng thời cũng là cách ghi nhớ số, để không nhầm lẫn vậy.
MUỐN CHO XÂU CHUỖI ĐƯỢC LINH NGHIỆM THÌ KHI NIỆM PHẬT LẦN CHUỖI, TÂM PHẢI TẬP TRUNG, KHÔNG VỌNG TƯỞNG TÁN LOẠN…
Công dụng của chuỗi hạt ch là một phương tiện như muôn ngàn phương tiện khác. Ngời ta dùng nó để niệm Phật. Nhờ lần chuỗi ghi số câu mà tâm ít tán loạn hơn. Tuy nhiên, điểm căn bản để diệt trừ phiền não, chính là ở nơi cái tâm. Người niệm Phật, tay lần chuỗi mà tâm lăng xăng, tán loạn, luôn nghĩ tà vạy, thì dù miệng có niệm Phật, tay lần tràng hạt, cũng không thể nào có kết quả định tâm được.
Chuỗi tràng hạt là pháp khí hoằng pháp thuận tiện nhất, cho nên các đại đức cao tăng từ xưa đến nay không có ai không giỏi dùng chuỗi tràng hạt (niệm châu). Trong kinh điển cũng đặc biệt nhấn mạnh, sử dụng chuỗi tràng hạt được làm bằng những chất liệu khác nhau, công đức lợi ích khi tụng niệm cũng có sự khác biệt. Ví dụ như, trong Phật thuyết giảo lượng sổ châu công đức kinh ,Đức Phật nói với đại chúng rằng:
“Các ngươi nay hãy nghe ta diễn thuyết, thụ trì niệm châu (chuỗi tràng hạt) so lường công đức được lợi ích khác nhau. Nếu như có người tụng niệm danh hiệu của chư Đà la ni và đức Phật, vì muốn lợi mình và giúp người, cầu mong mọi pháp chóng được thành tựu, hiệu nghiệm. Phương pháp niệm châu ấy cần phải như thế này và nên cố gắng thụ trì: Nếu như người nào dùng sắt để làm niệm châu, lần tụng một lượt được phúc gấp 5 lần niệm không. Nếu như người nào dùng đồng đỏ để làm niệm châu, lần tụng một lượt được phúc gấp 10 lần niệm không. Nếu như người nào dùng trân châu, san hô để làm nim châu, lần tụng một lượt được phúc gấp 100 lần niệm không. Nếu ai dùng hạt cây tra làm niệm châu, lần tụng một lượt được phúc gấp 1000 lần niệm không. Nếu như người nào cầu vãng sinh cõi tịnh độ của chư Phật và thiên cung, nên thụ trì chuỗi niệm châu này.
Nếu người nào dùng hạt sen làm niệm châu, lần tụng một lượt được phúc gấp vạn lần niệm không. Nếu ai dùng nhân-đà-la-khư-xoa làm niệm châu, lần tụng một lượt được phúc gấp nghìn vạn lần niệm không. Nếu người nào dùng thủy tinh làm niệm châu, lần tụng một lượt được phúc gấp vạn vạn lần niệm không. Nếu người nào dùng hạt bồ đề làm niệm châu, hoặc dùng để lần niệm, hoặc ch cầm tay, lần tụng một lượt được phúc vô lượng, không sao tính kể và khó có thể so lường”.
Bất luận nói như thế nào, chọn một chuỗi tràng hạt bằng hạt bồ đề, niệm tụng một vài kinh văn, chú ngữ hoặc thánh hiệu của đức Phật, Bồ Tát ở trong tâm hay trong miệng, có thể xua đuổi phiền não, tiêu trừ báo chướng, tăng thêm trí tuệ, lợi mình giúp người, còn có lợi ích lớn đối với việc trợ giúp sự tu hành của chúng ta.
* * *
ĐẶT XÂU CHUỖI LÊN ĐẦU, SẠCH TỘI VÔ GIÁN
ĐEO TRÊN CỔ, SẠCH TỘI TỨ TRỌNG
ĐEO VÀO TAY KHỎI MỌI TỘI
Hai tay cầm chuỗi tràng hạt để trên tim, tĩnh lo, lìa niệm, tâm chuyên chú.
Bản tôn Du già tâm nhất cảnh, đều được thành tự lý sự pháp.
Dù đặt trên đầu hoặc đeo mình, hoặc đeo ở cổ, hoặc cánh tay.
Nói năng, bàn bạc thành niệm tụng, bởi niệm tụng như vậy nên Tam nghiệp thanh tịnh.
Đặt lên đỉnh đầu, sạch tội Vô gián, đeo trên cổ, sạch tội tứ trọng.
Cầm tay, quấn ở cánh tay, trừ bỏ mọi tội, có thể khiến cho người tu hành nhanh chóng thanh tịnh.
Nếu tu chân ngôn, Đà la ni, niệm danh hiệu Như Lai, Bồ Tát.
Sẽ được vô lượng thắng công đức, cầu bất cứ thắng nguyên nào đều thành tựu.
Ý NGHA CỦA CHUỖI TRÀNG
Chuỗi tràng bí mật thành tựu Pháp thể hiện cội nguồn Quy y vì năng lực thành tựu tâm linh đặc biệt phi thường.
Chuỗi tràng có 108 hay 111 hạt, với Hạt Mẫu châu (hạt lớn nhất) được coi là Căn bản Bản tôn và các hạt còn lại là toàn bộ tập hội chư tôn trong Mandala.
Chuỗi tràng đại diện cho cả Tam Kim Cương (Thân – Khẩu – Ý Kim Cương của đức Phật Bản tôn) và phải được ban phúc gia trì từ bậc Căn bản Thượng sư, đồng thời hành giả cần luôn gia trì tràng bằng cách thấm nhuần chuỗi tràng với năng lượng tu tập để thực sự phát sinh công đức và trí tu.
Trong Pháp tu Quan Âm, hành giả nên dùng chuỗi tràng Bồ đề (tăng trưởng vô lượng công đức) hoặc các chuỗi tràng phù hợp như tràng Thạch anh trắng (bản nguyện Đại bi, Bồ đề tâm thanh tịnh), hoặc tràng gỗ thơm (không dùng loại gỗ đắng hoặc có gai sần).
* * *
PHẬT NÓI KINH MỘC HOẠN TỬ
Hòa Thượng Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt
Chính tôi được nghe: Một thời kia đức Phật du-hóa trong núi Kỳ-Xà-Quật (Grdhrakùta), nước La-Duyệt-Kỳ (Ràjagrha), cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị Đại-Tỳ-Khưu và vô số những vị Bồ-Tát, mà là những vị đã được tiếng tăm đồn xa, Nhân, Thiên cung kính.
Quốc-vương trong thời nạn ấy tên là BA-LƯU-LY, sai Sứ-giả đến chốn Phật. Đến nơi, Sứ-giả ấy đỉnh lễ chân Phật và bạch Phật rằng: Lạy đức Thế-Tôn, nước chúng con là một nước biên-tiểu, nhiều năm giặc giã, ngũ-cốc đắt đỏ, tật-dịch tràn lan, nhân dân đói khổ, chúng con thường không nằm yên được.
Chúng con được biết Pháp-tạng của Như-Lai rất rộng rãi, sâu xa, đáng tiếc chúng con vì có những việc lo buồn như thế, nên không tu hành được. Chúng con kính mong đức Thế-Tôn đặc biệt rủ lòng thương xót chúng con, cho chúng con pháp-yếu gì, để chúng con ngày đêm có thể tu hành được dễ dàng và trong đời mai sau xa lìa được mọi khổ-não.
Đức Phật bảo Sứ-giả về thưa với nhà vua rằng: nếu nhà vua muốn diệt được phiền-não-chướng, báo-chướng nên xâu một chuỗi tràng một trăm tám hạt bằng ht cây tra (mộc-hoạn-tử) và thường đem theo mình; khi đi, khi ngồi, khi nằm thường nên chí tâm, không phân tán ý, xưng danh hiệu: PHẬT-ĐÀ, ĐẠT-MA, TĂNG-GIÀ , mỗi lần là lần qua một hạt cây tra. Cứ như thế, lần lượt qua hạt này đến hạt khác, như: mười hạt, hai mươi hạt, trăm hạt, nghìn hạt, cho đến trăm nghìn vạn hạt.
Nếu lần được đủ hai mươi vạn lượt, mà thân tâm không tán-loạn, không có những siểm-khúc, thời khi xả thân này được sinh lên cõi Diệm-Thiên thứ ba. Lên đấy, y, thực tự nhiên, thường an lạc hạnh. Nếu lại lần đủ được một trăm vạn lượt, sẽ dứt hẳn được một trăm tám kết-nghiệp , mới gọi là vị chứng được quả Tu-Đà-Hoàn (Srotàpanna-phala: Nghịch-lưu: ngược dòng sinh-tử), hướng đến đạo Niết-bàn, dứt hẳn cội gốc phiền-não và được quả vô-thượng.
Đức Phật dạy xong, Sứ-giả lễ Phật lui về tâu với nhà vua những lời mà Đức Phật đã dạy, nhà vua rất vui mừng, liền xa hướng về phía đức Thế-Tôn, đầu diện lễ Phật và bạch rằng: Quý hóa thay, lạy đức Thế-Tôn, con sẽ phụng hành y như lời đức Thế-Tôn đã dạy. Lễ rồi, tức thời sai các quan và nhân dân, tìm kiếm hạt cây tra, làm thành nghìn cỗ tràng. Làm xong, lục thân quyến-thuộc nhà vua đều cho mỗi người một cỗ.
Từ đó, nhà vua thường tụng niệm. Tuy có khi nhà vua thân coi việc quân-lữ, nhưng không từng cất, bỏ tràng hạt ấy. Hơn nữa, nhà vua lại khởi ra niệm này: Đức Thế-Tôn là bậc đại-từ, ng khắp hết thảy tâm nguyện chúng-sinh. Nếu thiện căn này của con được khỏi hẳn trm luân khổ hải, thời mong đức Như-Lai hiện đương thân thuyết-pháp cho con nghe. Nhà vua mong muốn quá, bức bách tâm thần, đến nỗi ba ngày không ăn gì cả.
Đức Phật liền ứng hiện thân hình cùng những quyến thuộc đến trong cung vua, mà bảo nhà vua rằng: Sa-đẩu Tỳ-Khưu tụng danh hiệu Tam-bảo, trải qua mười năm, được chứng quả Tư-Đà-Hàm và tu hành dần dà sẽ được làm ngôi Bích-Chi-Phật ở thế-giới Phổ-Hương.
Sau khi nhà vua được nghe những lời Phật dạy như thế rồi, lại càng tu hành hơn lên. Đức Phật bảo ông A-Nan: Lọ là tụng danh hiệu Tam-bảo đến vạn lượt mới được như thế, ai nghe được tên người tụng ấy, sinh nhất niệm tùy hỷ, nơi sinh của đời mai sau, thường thường được nghe mười iều thiện. Khi đức Phật nói pháp-ngữ ấy rồi, đại chúng hoan hỷ, đều nguyện phụng hành.
* * *
PHẬT NÓI KINH HIỆU-LƯỢNG SỔ CHÂU CÔNG-ĐỨC
Ngài Bảo-Tư-Duy dịch chữ Phạm ra chữ Hán
Hòa Thượng Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt.
Bấy giờ Ngài Văn-Thù Sư-Lỵ (Manjusri) Pháp-Vương-Tử, Bồ-Tát Ma-Ha-Tát, vì muốn đem lợi ích cho mọi loài hữu tình, nên Ngài lấy tâm đại-bi bảo đại chúng rằng: Các ông nên nghe cho khéo, nay tôi sẽ vì các ông diễn-thuyết về vấn đề “so-lường công đức thụ-trì việc lần tràng hạt (sổ châu) được lợi ích khác nhau thế nào? Và, nếu có ai tụng niệm những thần chú cùng danh-hiệu Phật thời thế nào?”
- Vì muốn lợi mình và giúp người, cầu mong mọi pháp chóng được thành-tựu, hiệu-nghiệm, phương pháp lần tràng ấy cần phi như thế này, nên gắng thụ-trì:
”Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện có thể tụng niệm các Đà La Ni với tên của Đức Phật vì muốn lợi mình với hộ người khác, mau thành các Pháp mà được hiệu nghiệm thì Pháp của tràng hạt ấy cần phải tác ý thọ trì như vậy”.
Xong thể của hạt châu ấy có nhiều loại khác nhau.
Nếu ai dùng sắt làm tràng hạt, lần, tụng một lượt được phúc gấp năm lần niệm không.
Nếu ai dùng đồng đỏ làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp mười lần niệm không.
Nếu ai dùng trân-châu, san-hô… làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp trăm lần niệm không.
Nếu ai dùng hạt cây tra (mộc-hoạn-tử) làm tràng, lần, tụng một lượt, được phúc gấp nghìn lần niệm không. (Nếu cầu sinh sang những cõi thanh tịnh của chư Phật cùng muốn sinh lên Thiên cung, nên thụ-trì cỗ tràng này).
Nếu ai dùng hạt sen làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt Nhân-đà-la-khư-soa làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp trăm vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt ô-lô-đà-la-khư-soa làm tràng hạt, lần, tụng một lượt được phúc gấp nghìn vạn lần niệm không.
Nếu ai dùng, hạt thủy-tinh làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp vạn vạn lần niệm không.
Nếu ai dùng hạt Bồ- đề làm tràng hạt, hoặc dùng để lần, niệm, hoặc chỉ cầm tay, lần, tụng một lượt, phúc ấy vô lượng, không sao tính kể và khó thể so-lường được.
Các thiện-nam! Cỗ tràng bằng hạt Bồ-đề ấy, nếu có người tay tuy cầm tràng, chẳng hay y pháp niệm, tụng danh hiệu Phật cùng thần-chú, song, thường đem theo mình, khi đi, khi ở, khi ngồi, khi nằm, dầu nói thế nào, ngời ấy do mang giữ hạt Bồ-đề, được phúc cũng như là niệm danh hiệu Phật và tụng thần chú không khác; nghĩa là được phúc vô-lượng.
Nếu muốn nguyện sinh về các Tịnh Thổ của Phật, cần phải y theo Pháp thọ trì tràng hạt này Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát nói: ”Hạt Bồ Đề. Nếu lại có người cầm giữ tràng hạt Bồ Đề này, chẳng thể y theo Pháp niệm tụng tên của Phật với Đà La Ni, chỉ có thể cầm giữ theo thân, đi đứng ngồi nằm, ngôn thuyết nói ra, hoặc thiện hoặc ác. Do người này đã cầm giữ hạt Bồ Đề cho nên Công Đức đạt được như niệm chư Phật, tụng Chú không có khác, được Phước vô lượng.
Tràng hạt ấy, cần thiết nên có đủ 108 hạt. Nếu khó đưc như thế hoặc 54 hạt, hoặc 21 hạt hoặc chỉ có 14 hạt… thì Công Đức của tràng hạt này có sai khác.
Các thiện-nam! Vì nhân-duyên gì nay tôi chỉ tán-thán việc dùng hạt Bồ-đề được lợi-ích tối-thắng? – Các ông nghe cho khéo, tôi vì các ông nói lại nhân trước của việc này: Xưa kia có đức Phật ra đời và thành ngôi Đẳng-chính-giác ở dưới gốc cây Bồ-đề.
Ngoài ra, trong Kiến lập đạo tràng phát nguyện phẩm trong quyển hạ Nhiếp chân thực kinh, Thủ hộ kinh và Du già niệm châu kinh, đều cho rằng, công đức của chuỗi tràng hạt (niệm châu) làm bằng hạt bồ đề là thù thắng. Có người băn khoăn: “v sao niệm châu làm bằng hạt bồ đề lại có công đức lớn như vậy?”. Trong Mạn Thù Thất Lợi chú tạng hiệu lượng sổ châu công đức kinh có ghi:
“Vì nhân duyên gì mà hôm nay ta chỉ khen ngợi những ai dùng chuỗi hạt bồ đề mới được lợi ích cao nhất”. Bồ Tát Mạn Thù Thất Lợi nói rằng: Bởi vì vào thời quá khứ có đức Phật xuất thế, ngồi ở dưới gốc cây này thành Chính đẳng Chính giác.
Bấy giờ có một người ngoại-đạo mê-tín tà-kiến, hủy-báng Tam-bảo. Song, người ấy có một người con trai thình lình bị loài Phi-nhân (Quỷ-thần) đánh chết, người ngoại-đạo ấy tự niệm rằng: “ta nay mang tâm tà kiến, không biết ch phật có thần lực như nào, đến nay ngồi dưới gốc cây này thành Chính đẳng Chính giác. Nếu quả thực là cây thánh nhất định sẽ có cảm ứng”.
Nghĩ xong, ông ta liền đặt đứa con đã chết nằm dưới gốc cây Bồ Đề, nói: “cây phật nếu như là cây thánh, nhất định con ta sẽ sống lại”. Trải qua 7 ngày tụng niệm danh hiệu Phật, người con của ông quả nhiên sống lại.
Ngoại đạo vui mừng, ca ngợi: “chư Phật có đại thần thông. Ta chưa từng thấy cây Phật thành đạo hiển hiện những việc hy hữu này. Quả thực uy đức rất lớn, khó có thể nghĩ bàn!” Khi ấy, các ngoại đạo nghe được chuyện này, liền bỏ tà quy chính, phát tâm Bồ đề. Tin vào thần lực của Phật bất khả tư nghị. Do nhân duyên này, người đời đều gọi cây Bồ đề là cây Diên mạng. Từ đó, cây Bồ đề liền có 2 tên: cây Bồ đề và cây Diên mạng. Các ông nên biết. Và, vì thế tôi mới vì các ông chỉ bảo cho những chỗ cốt yếu về vấn đề này.
Ngài Văn-Thù nói những lời ấy rồi, Đức Phật liền dạy rằng: Quý hóa thay, quý hóa thay ông Văn-Thù Sư-Lỵ Pháp-vương-tử! Như lời ông nói, thực không có gì khác cả.
Hết thảy đại chúng được nghe sự so-lường v công-đức thụ-trì tràng hạt này, ai nấy đều hoan-hỷ, tín thụ phụng hành.
* * *
KIM-CƯƠNG-ĐÍNH DU-GIÀ NIỆM CHÂU KINH
Sa-môn Bất-Không dịch chữ Phạm ra chữ Hán
Hòa Thượng Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt
Nói về tràng chuỗi, để tâm ghi nhớcho ngưi sơ cơ chứa nhóm công đức. Trì ấy là thành đức, đeo là diệt tội cấu, quả tốt của thế gian và xuất thế gian đâu không do đây ư! Như kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu nói:
Lúc bấy giờ Đức Thế-Tôn: Tì-Lô-Giá-Na (Vairocana) bảo Kim-Cương-Thủ Bồ-Tát rằng: Quý hóa thay, quý hóa thay! ông đã vì những vị Bồ-Tát tu Chân-Ngôn-hạnh nói về những phép-tắc nghi-lễ lại thương xót những loài hữu-tình đời mai sau mà nói về công đức thắng lợi của sự lần, niệm tràng hạt. Và, do họ nghe được ý-thú nhiệm-mầu như thế nên họ chóng chứng được diệu-quả Tất-Địa.
Khi ấy Kim-Cương Tát-Đỏa Bồ-Tát bạch Phật rằng: Dạ, lạy đức Thế-Tôn, nay con xin phép Thế-Tôn cho con đưc vì đại-chúng và tất cả chúng-sinh nói về việc “lần, niệm tràng hạt”.
Châu biểu thắng quả của Bồ đề,
Nơi trong đoạn dứt hữu vi lậu.
Sợi dây xâu suốt biểu Quán âm,
Mẫu châu biểu tượng Vô Lượng Thọ.
Dùng lần qua khỏi tội vượt pháp,
Đều do niệm châu chứa công đức.
Xa cừ niệm châu một bội phước.
Gỗ quý niệm châu hai bội phước.
Lấy thiết làm châu ba bội phước,
Thục đồng làm châu bốn bội phước.
Thủy tinh chơn châu và các bảo,
Thứ ấy niệm châu trăm bội phước.
Ngàn bội công đức Đế Thích hột,
Kim Cang hạt châu trăm ức phước.
Sen hạt niệm châu ngàn trăm ức,
Bồ đề hạt châu vô số phước.
Phật bộ niệm châu Bồ đề hạt
Kim Cang bộ pháp Kim Cang hạt.
Bảo Hộ niệm tụng dùng các bảo,
Liên Hoa bộ châu dùng sen hạt.
Trong yết ma bộ làm niệm châu,
Các châu xen lộn nên xâu lại.
Niệm châu phân biệt có bốn món,
Thượng phẩm tối thắng và trung hạ.
Một ngàn tám mươi là bực trên,
Một trăm lẻ tám châu tối thắng.
Năm mươi bốn châu là bực trung,
Hai mươi bảy châu là bực hạ.
Hai tay trì châu để ngang ngực,
Tịnh lặng lìa niệm tâm chuyên chú.
Bổn Tôn Du Già tâm một cảnh,
Đều được thành tựu sự lý pháp.
Dù để đầu đảnh hay thân mang,
Hoặc đeo nơi cổ hay nơi tay.
Lời nói luận bàn thành niệm tụng,
Lấy đây niệm tụng ba tịnh nghiệp.
Do để đảnh đầu tịnh vô gián,
Do đeo trên cổ tịnh tứ trọng.
Nắm châu nơi tay trừ trọng tội,
Hay khiến hành giả mau thanh tịnh.
Nếu tu Chơn ngôn Đà Ra Ni
Niệm các Như Lai Bồ Tát danh.
Được thu vô lượng thắng công đức,
Mong cầu thắng nguyện đều thành tựu.
(Ba bộ niệm tụng trì số châu, thủ ấn tướng nay sẽ phân biệt).
TRÀNG HẠT: GIA TRÌ SỔ CHÂU
CÁCH THỨC SỬ DỤNG TRÀNG CHUỖI KHI TRÌ NIỆM CHÂN NGÔN
Trước khi sử dụng tràng bạn nên xúc miệng và rửa tay. Nếu bạn đã từng nhận quán đỉnh Đức Quan Âm, hãy quán tự thân là Bản tôn với niềm kiêu hãnh Kim cương.
Sau đó, bạn đặt chuỗi tràng trong lòng bàn tay trái, đặt hạt Guru (hạt to nhất nhất trên chuỗi tràng) ở chính giữa theo trục thẳng đứng và trì tụng các chân ngôn tăng trưởng công đức và gia trì tràng.
Chân ngôn tăng trưởng công đức:
Om! Sambhara Sambhara Bimana Sara Maha Dzam Bha Hum,
Om! Samara Samara Bimana Sakara Maha Dzawa Hum. (7 lần)
GIA TRÌ CHUỖI TRÀNG
MANTRA PHƯỚC LÀNH MALA (chuổi hạt)
Om! Rou Tsi Ra Mani Prawar Danayé Svāhā. (7 hoặc 21 lần)
Hoặc:
Om! Ruchira Mani Pravartaya Hum.
ཨོྃ་རུ་ཙི་ར་མ་ཎི་པྲ་ཝ་རྟ་ཡ་ཧྰུྃ།
Đọc Âm Việt:
Om! Ru-chi-ra Ma-ni Pa-va-ta-da Hum.
Trì tụng Minh Chú này 7 biến, rồi thổi vào tràng hạt. Bất kỳ thần chú nào đọc tụng và lần chuổi hạt nảy. Công đức được gia tăng 100 tỷ lần. Điều này được nói trong Mật Điển Thiên Cung Bí Mật Bất thoái Chuyển Kinh.
Tô Tất Địa cúng dường pháp nói: Lấy tay mặt ngón tay, nắm ngón vô danh, ngón trỏ mở thẳng, ngón giữa ngón út hơi co, lấy ngón trỏ để sát một bên lóng trên ngón giữa. Đây là thông ba bộ chấp số châu ấn. Liên hoa bộ chấp số châu ấn. Lấy tay mặt ngón cái nắm ngón tay giữa, còn ba ngón kia thì mở ra thẳng, tay trái cũng vậy. Kim Cang b chấp châu ấn. Lấy tay mặt nắm lại, mở thẳng ngón cái, nắm ngón trỏ, tay trái cũng vậy. Kinh Trì Minh Tạng Nghi Quỹ nói: bảo người con gái nhỏ lấy chỉ xe li thành 21 ln, thành rồi mới xâu hạt châu. Khi trì tụng, lấy ngón tay cái nắm một hạt châu, tụng một biến Chơn ngôn.
GIỚI NGUYỆN CHUỖI TRÀNG BÍ MẬT
1. Bạn phải luôn trì giữ chuỗi tràng bên mình. Bạn nên xúc miệng và rửa tay trước khi sử dụng tràng.
2. Không dùng những tràng không đúng pháp hoặc bạn đã đem chuỗi tràng đến những nơi không thanh tịnh (như nhà vệ sinh, lễ cưới, lễ tang, chốn tiệc tùng, bệnh viện, nơi có phụ nữ mới sinh).
3. Bảo vệ tràng khỏi sự nhiễm ô của những người không đức hạnh. Không ược lộ chuỗi tràng cho người khác thấy hoặc để họ động chạm vào, không để động vật bước qua tràng, không đặt xuống đất, không thêm hạt vào tràng để trang trí mà không có ý nghĩa. Không dùng chuỗi tràng để lần chơi với tâm bất an, không được dùng tràng để bói toán.
4. Bạn phải trì giữ chuỗi tràng như hình với bóng, phát nguyện giữ Tam muội da giới (Giới Tam Muội phải được nghiêm trì trước khi thọ giới đàn trong Mật Giáo) căn bản của chuỗi Kim cương bằng việc không bao giờ rời khỏi thân bạn và giữ tràng một cách riêng biệt. Bạn cần có thái độ khiêm cung và đồng thời cũng không thủ chấp vào chuỗi tràng./.
* * *